Khi mới tham gia thị trường Tiền điện tử, ít nhiều các bạn sẽ nghe tới giao dịch P2P.
Vậy giao dịch P2P là gì? Nó có cần thiết hay không? Hãy để mình giải thích và hướng dẫn các bạn cách giao dịch P2P nhé.
Giao dịch P2P là gì? Quy trình giao dịch P2P như thế nào? Các trường hợp bảo vệ người dùng khi giao dịch P2P?
1. Giao dịch P2P là gì?
Trong lĩnh vực tiền mã hóa, giao dịch P2P là quá trình mua bán hoặc trao đổi các loại tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum, USDT… trực tiếp giữa hai cá nhân (người mua và người bán) mà không cần qua sàn giao dịch tập trung hoặc trung gian như ngân hàng.

Giao dịch P2P cho phép hai bên tự thỏa thuận về giá cả, phương thức thanh toán, và cách thức chuyển giao tài sản.
Để bắt đầu giao dịch Tiền điện tử bạn sẽ cần các loại Stable Coin như: USDT, USDC,… Vì thế thường các nhà đầu tư sẽ giao dịch P2P để mua Stable Coin trước. Để biết thêm Stable Coin là gì các bạn có thể đọc ở đây.
Sau khi mua được Stable Coin, các bạn có thể dùng nó để mua bất cứ Tiền điện tử nào bạn muốn.
2. Quy trình giao dịch P2P như thế nào?
Quy trình giao dịch P2P như sau:
- Người bán đăng một “quảng cáo” nêu rõ số lượng Tiền điện tử (Crypto) muốn bán, giá và các phương thức thanh toán chấp nhận (ví dụ: chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử như Momo, ZaloPay, hoặc tiền mặt).
- Người mua tìm kiếm quảng cáo phù hợp về loại Tiền điện tử (Crypto) cần mua, giá mua rồi liên hệ với người bán và thỏa thuận chi tiết.
- Sau đó Người mua gửi tiền Fiat (như VND, USD) theo phương thức đã thỏa thuận.
- Sau khi Người mua xác nhận chuyển khoản, Người bán chuyển đủ số lượng Tiền điện tử đó từ ví của họ sang ví của người mua.
3. Các trường hợp bảo vệ người dùng khi giao dịch P2P?
3.1. Nếu sau khi Người mua đã chuyển khoản nhưng Người bán không chuyển Crypto thì sao?
Trên các nền tảng giao dịch P2P, Tiền điện tử của Người bán sẽ bị khoá trong hệ thống ký quỹ cho đến khi họ xác nhận đã nhận tiền từ Người mua.
Nếu Người mua đã chuyển khoản mà Người bán không giải phóng Crypto, hãy làm như sau:
- Liên hệ Người bán: Gửi tin nhắn qua hệ thống chat của nền tảng, cung cấp bằng chứng chuyển khoản (ảnh chụp giao dịch, mã giao dịch ngân hàng…).
- Báo cáo tranh chấp: Nếu Người bán không phản hồi hoặc từ chối giải phóng crypto, Người mua có thể mở tranh chấp (dispute) trên nền tảng giao dịch P2P. Nút này thường có sẵn trong giao diện giao dịch.
- Cung cấp bằng chứng: Nộp đầy đủ thông tin như biên lai chuyển khoản, thời gian giao dịch, và bất kỳ tin nhắn nào liên quan. Đội ngũ hỗ trợ của nền tảng sẽ xem xét và quyết định (thường nghiêng về bên có bằng chứng rõ ràng).
Kết quả: Nếu bạn chứng minh được đã thanh toán, nền tảng sẽ buộc giải phóng crypto từ ký quỹ sang ví của bạn.
3.2. Nếu Người mua chưa chuyển khoản nhưng vẫn nói là đã chuyển khoản thì như thế nào?
Thường thì sau khi chuyển khoản, Người mua sẽ nhấn nút “Đã thanh toán” (Transferred, notify seller) để thông báo cho Người bán kiểm tra.
Người bán xác nhận đã nhận tiền, rồi giải phóng crypto từ ký quỹ sang ví của Người mua.
Vậy nếu Người mua nói dối là đã chuyển khoản thì:
- Khi Người mua nhấn “Đã thanh toán” nhưng chưa chuyển tiền thật, người bán sẽ kiểm tra tài khoản ngân hàng hoặc phương thức thanh toán mà họ yêu cầu (VD: Vietcombank, Momo…).
- Nếu không thấy tiền, Người bán sẽ không giải phóng Crypto và liên hệ Người mua hỏi lại qua chat trên nền tảng giao dịch P2P, yêu cầu cung cấp bằng chứng chuyển khoản (như biên lai, mã giao dịch).
- Mở tranh chấp (dispute): Nếu Người mua không phản hồi hoặc không chứng minh được, Người bán sẽ báo cáo lên đội ngũ hỗ trợ của nền tảng giao dịch P2P.
Tranh chấp được giải quyết: Nền tảng sẽ yêu cầu bạn cung cấp bằng chứng đã chuyển khoản (ảnh chụp giao dịch, thời gian, số tham chiếu…). Nếu bạn không có bằng chứng vì chưa chuyển tiền thật, nền tảng sẽ hủy giao dịch và trả crypto về cho người bán.
Hình phạt từ nền tảng P2P: Hành vi cố ý khai báo sai có thể bị coi là vi phạm chính sách của nền tảng. Tùy mức độ, tài khoản của bạn có thể bị:
- Khóa chức năng P2P tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Giảm điểm uy tín (rating), khiến người khác không muốn giao dịch với bạn sau này.
- Trong trường hợp nghiêm trọng (lặp lại nhiều lần), tài khoản có thể bị cấm hoàn toàn.
4. Tổng Kết
Vậy nên giao dịch P2P là điều cần thiết khi bắt đầu giao dịch Tiền điện tử.
Vẫn sẽ có những vấn đề nhất định khi giao dịch P2P nhưng bạn hãy yên tâm vì nền tảng giao dịch P2P là người trung gian đứng ra bảo vệ quyền lợi của Người mua và Người bán.
Mong bài viết sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát về giao dịch P2P.
Comments (No)