DeFi là gì? Tài chính phi tập trung trong thị trường Tiền điện tử.

Khi bạn tham gia thị trường Tiền điện tử thì ít nhiều bạn cũng sẽ nghe tới từ “DeFi”.

Vậy DeFi là gì? Tại sao cần tới DeFi thì mình sẽ giải thích và lấy ví dụ đơn giản cho bạn hiểu nhất về DeFi và các dịch vụ phổ biến trong DeFi.

DeFi là gì? Các dịch vụ trong tài chính phi tập trung

defi va cefi

1. DeFi là gì?

DeFi là viết tắt của Decentralized Finance – nghĩa là tài chính phi tập trung. Nó có nhiều điểm nổi bật hơn so với CeFi (Centralized Finance – Tài chính tập trung như Ngân Hàng).

Nói đơn giản thì chức năng của DeFi nó giống như hệ thống tài chính hiện tại. Nhưng chỉ khác là nó có tính phi tập trung.

DeFi có các ưu điểm như:

  • Không cần trung gian, công ty hoặc tổ chức đứng giữa để xử lý giao dịch.

Ví dụ:

Đối với ngân hàng truyền thống, tiền của bạn gửi vào ngân hàng và ngân hàng dùng tiền đó để cho vay. Vậy bạn đã gián tiếp cho người khác vay tiền thông qua ngân hàng. Ngân hàng đứng ở giữa xử lý giao dịch và thu phí giao dịch cũng như chênh lệch khoản vay. Đó là cách mà ngân hàng kiếm lợi nhuận.

Còn với DeFi bạn cho người khác vay USDT thông qua Smart Contract (hợp đồng thông minh) của Blockchain). Vốn và lãi của bạn sẽ được đảm bảo xử lý đúng thông qua Smart Contract.

Mình có giải thích đơn giản dễ hiểu về Blockchain các bạn có thể đọc bài viết ở đây:

Blockchain là gì? Hiểu một cách đơn giản về Blockchain

  • Bạn là người kiểm soát tài sản của mình.

Ví dụ:

Với tài chính truyền thống. Tiền của bạn nằm trong tài khoản ngân hàng của bạn. Ngân hàng có thể đóng băng tài khoản của bạn bất cứ lúc nào nếu họ cần xác minh gì đó.

Còn với DeFi tiền nằm trong ví cá nhân của bạn.

Ví cá nhân của bạn là do bạn kiểm soát. Không ai có thể truy cập vào lấy tài sản của bạn được. (trừ trường hợp bạn sử dụng không cẩn thận để bị hack, lộ Private Key hoặc Seed Phrase.

  • Không phân biệt ai – ai cũng có thể sử dụng được.

Bạn không cần giấy tờ cá nhân, không cần mở tài khoản ngân hàng, không cần chứng minh thu nhập. Chỉ cần có ví crypto (như MetaMask, Trust Wallet) thì ai cũng có thể dùng DeFi.

Người dân ở vùng không có ngân hàng cũng tiếp cận được dịch vụ tài chính.

Không bị phân biệt vì quốc tịch, thu nhập hay lịch sử tín dụng.

  • Tính minh bạch cao

Mọi giao dịch và hoạt động đều ghi lại trên blockchain – bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra được.

Smart contract là công khai, ai cũng xem được nó hoạt động như thế nào. Điều này làm giảm gian lận trong khi giao dịch.

2. Các dịch vụ trong DeFi

Trong môi trường DeFi có nhiều dịch vụ để có thể kiếm lợi nhuận. Sau đây mình sẽ giới thiệu về những dịch vụ phổ biến được nhiều người sử dụng nhất.

  • Swap (giao dịch, trao đổi token)

Đây là dịch vụ cơ bản nhất: đổi token này sang token khác trực tiếp trên blockchain, không cần sàn trung gian (người dùng sử dụng các sàn phi tập trung như Pancakeswap, Uniswap để trao đổi Crypto)

  • Lending & Borrowing (Vay tiền điện tử và cho vay tiền điện tử)

Bạn có thể gửi Crypto của bạn vào các DApp cho vay (như AAVE, Compound…) để nhận lãi. Hoặc có thể thế chấp tài sản (ví dụ là ETH hoặc BTC của bạn) vào các DApp này để vay ra một Crypto khác (ví dụ là USDT, USDC) giúp tăng vốn cho người dùng.

  • Yield Farming (Canh tác lợi nhuận)

Các sàn phi tập trung như Pancakeswap, Uniswap khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch để nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho cặp giao dịch. Đổi lại người dùng sẽ được chia một phần phí giao dịch của cặp giao dịch đó trên sàn Dex. Nên chọn những sàn Dex lớn và chọn những cặp giao dịch phổ biến, tuy lợi nhuận thấp hơn nhưng đổi lại sự an toàn cao hơn.

  • Staking (Gửi Crypto nhận lãi suất)

Bạn khóa token trong một thời gian nhất định để nhận thưởng bằng chính token đó hoặc token khác với % lãi suất đa dạng.

Có thể staking trực tiếp vào dự án hoặc qua các nền tảng DeFi.
Ví dụ:

Stake BNB trên Binance Smart Chain để nhận thêm BNB hoặc token mới.

  • Derivatives (Phái sinh)

Giao dịch hợp đồng tương lai, margin, options… kiểu như sàn chứng khoán hoặc sàn futures nhưng chạy trên blockchain.

  • Asset Management (Quản lý tài sản tự động)

Giao tiền vào một chiến lược đầu tư tự động, bot sẽ quản lý thay bạn.

Ví dụ:

Gửi tiền vào Yearn Finance → nền tảng tự động chọn nơi có lãi cao nhất

Comments (No)

Leave a Reply