Phí giao dịch khi mua bán Tiền điện tử cũng là một yếu tố rất quan trọng. Bạn cần biết mình cần phải trả những loại phí gì khi giao dịch Crypto. Những sàn giao dịch có thanh khoản tốt và phí giao dịch rẻ cũng được ưu tiên lựa chọn.
Những sàn Crypto có thanh khoản tốt và phí giao dịch ưu đãi các bạn có thể tham khảo ở đây:
Các sàn giao dịch Tiền điện tử uy tín.
Ở đây mình sẽ liệt kê các loại phí giao dịch khi thực hiện các giao dịch mua bán Tiền điện tử trên sàn Crypto.
Với một người dùng bình thường khi bắt đầu đầu tư Tiền điện tử sẽ thực hiện thường xuyên các loại giao dịch phổ biến sau đây:
Các loại phí khi giao dịch Tiền điện tử trên sàn.
1. Giao dịch Spot (giao dịch giao ngay).
Là hình thức mua hoặc bán tiền điện tử mà việc trao đổi và thanh toán diễn ra ngay lập tức tại thời điểm giao dịch được thực hiện. Khi mua spot, bạn sở hữu hoàn toàn tài sản đó (ví dụ: BTC, ETH) và có thể rút về ví cá nhân bất kỳ lúc nào.
Ví cá nhân là gì? Các bạn có thể tham khảo ở đây.
Ví cá nhân trong thị trường Tiền điện tử là gì? Cách tạo và sử dụng ví cá nhân.
Đây là loại giao dịch cơ bản và phổ biến nhất trên các sàn tiền điện tử.
Mình có hướng dẫn cách giao dịch Spot trên sàn Binance ở đây, những sàn khác sẽ làm tương tự:
Cách giao dịch Spot trên sàn Binance
Khi bạn mua hoặc bán Tiền điện tử thì sẽ mất phí giao dịch. Phí giao dịch khi giao dịch Spot được chia làm hai loại sau:
- Phí Maker: Áp dụng khi bạn đặt lệnh giới hạn (limit order) không khớp lệnh ngay. Phí này thường thấp hơn (chỉ mất khoảng 0.075% – 0.1% trên sàn Binance).
- Phí Taker: Áp dụng khi bạn đặt lệnh thị trường (market order) hoặc lệnh giới hạn khớp lệnh ngay. Phí này thường cao hơn (ví dụ: 0.1% – 0.2% trên sàn Binance).
2. Giao dịch Futures (hợp đồng tương lai).
Là một hình thức giao dịch mà bạn ký một hợp đồng để mua hoặc bán một loại tiền điện tử ở một mức giá xác định tại một thời điểm trong tương lai.
Để giải thích và hướng dẫn giao dịch Futures các bạn có thể đọc ở đây:
Giao dịch Futures là gì? Cách giao dịch Futures trên sàn Binance.
- Phí Maker: Áp dụng khi bạn đặt lệnh giới hạn (limit order) không khớp lệnh ngay. Phí này thường thấp hơn (Chỉ 0.02% trên Binance Futures).
- Phí Taker: Áp dụng khi bạn đặt lệnh thị trường (market order) hoặc lệnh giới hạn khớp ngay. Phí này thường cao hơn (Chỉ 0.04% trên Binance Futures).
- Phí Funding: Phí funding được trả định kỳ (thường 8 giờ/lần, tùy sàn) giữa người mua (long) và người bán (short) để giữ giá hợp đồng vĩnh cửu gần với giá spot.
Nếu funding rate dương nghĩa là người đang mở lệnh Long sẽ phải trả thêm tiền phí cho người đang mở lệnh Short.
Nếu funding rate âm nghĩa là người đang mở lệnh Short sẽ phải trả thêm tiền phí cho người đang mở lệnh Long.
- Phí thanh lý: Nếu bạn dùng đòn bẩy cao (ví dụ: 10x, 20x) và giá di chuyển ngược hướng khiến tài khoản ký quỹ không đủ bù lỗ, vị thế của bạn sẽ bị thanh lý (liquidation). Một số sàn tính thêm phí thanh lý nhỏ hoặc lấy phần ký quỹ còn lại làm phí xử lý.
3. Giao dịch Margin.
Là một hình thức giao dịch mà bạn vay thêm vốn từ sàn giao dịch để tăng quy mô vị thế của mình, từ đó có khả năng kiếm lợi nhuận lớn hơn so với chỉ dùng số tiền bạn có. Đây là cách kết hợp giữa vốn cá nhân (ký quỹ) và vốn vay, tương tự như vay “đòn bẩy” trong giao dịch tài chính truyền thống.
Để tìm hiểu thêm về giao dịch Margin các bạn có thể xem ở đây:
Giao dịch Margin trong Crypto là gì? Cách giao dịch Margin trên Binance.
- Phí Maker và Taker: Sẽ tương tự như giao dịch Spot
- Phí lãi suất: Trả cho số tiền/coin vay, tính theo giờ hoặc ngày (Chỉ khoảng 0.01% – 0.03% mỗi ngày trên Binance).
- Phí thanh lý: Nếu bị thanh lý, một số sàn tính phí xử lý nhỏ hoặc lấy phần ký quỹ còn lại.
Nếu có bất cứ khó khăn gì trong việc chọn sàn, giao dịch mua bán hay đăng kí sàn giao dịch. Đừng ngại, hãy liên hệ mình. Mình luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Comments (No)